getweady
Post

Căng Thẳng Trước Đám Cưới Hay Sợ Cam Kết: Dấu Hiệu và Giải Pháp

Hai bạn đã hẹn hò được một thời gian dài và bây giờ đã đến lúc chuyển sang bước tiếp theo: đám cưới. Bạn thậm chí có thể đã cầu hôn hay chấp nhận lời cầu hôn và hiện đang chuẩn bị cho ngày trọng đại của mình. Nhưng bạn vẫn cảm thấy có điều gì đó không ổn. Càng gần tới ngày bước vào lễ đường, bạn càng cảm thấy bất an. Bạn chợt cảm thấy sợ mình đang bỏ lỡ nhiều thứ ngoài kia? Hay muốn trốn tránh cam kết lâu dài với người bạn đời tương lai? Hoặc đơn giản là bạn sợ thảo luận về đám cưới của mình? Nhiều cặp đôi trải qua một số khoảnh khắc nghi hoặc trước khi thực sự làm đám cưới. Điều này hoàn toàn bình thường và dễ dàng để vượt qua. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị hội chứng sợ cam kết và điều này có thể phá vỡ mối quan hệ. Làm thế nào để phân biệt giữa khủng hoảng thông thường và hội chứng này? Phải làm gì khi bạn có những cảm giác này? Chúng tôi có một số lời khuyên cho các cặp vợ chồng để tìm ra điều đó.

Hãy nhận biết những dấu hiệu

Lắng nghe những cảm xúc của chính bạn - Pinterest
Lắng nghe những cảm xúc của chính bạn

Nếu bạn nhận thấy bản thân có những biểu hiện dưới đây, bạn nên xem xét kỹ hơn và cố gắng xác định nguyên nhân. Chúng có thể là khởi đầu cho một vấn đề lớn hơn.

Bạn thấy người yêu thật khó chịu đựng

Bạn có ngày càng nhận thấy nhiều đặc điểm từ người yêu mà bạn không thể chấp thuận được? Càng cùng nhau lên kế hoạch cho đám cưới, bạn càng cảm thấy khó chịu khi ở bên người ấy? Cảm giác đó có thể đến từ sự khác biệt về kỳ vọng cho cho ngày trọng đại của bạn. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là gợi ý cho những điều bạn có thể đã bỏ qua. Nếu bạn thấy mình đang tập trung quá nhiều vào chuyện này hoặc thậm chí tệ hơn, đang tìm kiếm một ai đó để dựa vào trong giai đoạn này, bạn có thể chưa sẵn sàng cho một đám cưới. Nỗi ám ảnh về sự cam kết được thể hiện khi bạn bắt đầu chạy trốn khỏi người đó chỉ vì mối đe dọa sẽ ở bên họ suốt đời.

Bạn băn khoăn liệu thời gian có phù hợp

Mặc dù sắp kết hôn, bạn vẫn băn khoăn không biết thời điểm có phù hợp không. Nếu bạn vẫn còn nhiều kế hoạch cá nhân đang chờ đợi hoặc bạn sợ phải bỏ lỡ cuộc sống độc thân tự do và tuyệt vời của mình, đó có thể là một dấu hiệu cần chú ý. Bạn có thể cảm thấy hối hận vì đã nói đồng ý và chọn ngày cưới quá sớm khiến bạn không thể sống hết mình. Vì thế, bạn bắt đầu trốn tránh người yêu một chút và dành thời gian làm những việc khác thay vì lên kế hoạch đám cưới mà không thông báo điều đó với anh/ cô ấy. Đó là một dấu hiệu đáng chú ý. 

Bạn không thấy mình phù hợp với cuộc sống gia đình
Bạn chưa thực sự cảm thấy sẵn sàng - Pinterest
Bạn chưa thực sự cảm thấy sẵn sàng

Đám cưới chính thức đang tới gần nhưng bạn nhận ra rằng mình có thể chưa sẵn sàng cho việc xây dựng gia đình. Càng thảo luận về cuộc sống chung với hôn phu của mình, bạn càng cảm thấy choáng ngợp trước tất cả những trách nhiệm mới mà cuộc sống vợ chồng sẽ mang lại. Mọi thứ bắt đầu trở thành gánh nặng hơn là niềm vui và hạnh phúc. Nếu bạn đang trải qua những cảm giác này, bạn nên nghiêm túc nhìn nhận chúng và suy nghĩ thêm. Trong khi phần lớn mọi người đều phải trải qua một sự thay đổi lớn khi cam kết chung sống với một người khác , cảm giác rằng điều đó có thể không làm bạn hạnh phúc là điều đáng để cân nhắc.

Cách xử lý khi có khủng hoảng

Hãy giải quyết vấn đề sớm trước khi đi quá xa - Pinterest
Hãy giải quyết vấn đề sớm trước khi đi quá xa
Tìm hiểu vấn đề

Một trong những bước đầu tiên giúp bạn thoát khỏi tình trạng này là đặt tên cho cảm xúc của bạn. Điều quan trọng là phải phân biệt giữa căng thẳng ngắn hạn vì đám cưới và nỗi sợ phải cam kết thực sự. Bạn có thể bắt đầu bằng việc nghiên cứu trực tuyến về các triệu chứng khác nhau của cả hai trạng thái, thực hiện một số bài kiểm tra trực tuyến hoặc nói chuyện với cộng đồng. Có rất nhiều diễn đàn và nhóm Facebook dành cho cô dâu chú rể, nơi bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng trải qua tình trạng của bạn. Một câu hỏi đơn giản để tự hỏi bản thân là nếu bạn có thể dừng đám cưới ngay bây giờ mà không phải lo lắng về việc đối phó với nhà cung cấp, gia đình, áp lực xã hội, cảm giác tội lỗi, v.v., bạn có làm vậy hay không? Câu trả lời đó có thể cho bạn một dấu hiệu của tình hình.

Tạm nghỉ khỏi kế hoạch đám cưới

Căng thẳng vì kế hoạch đám cưới góp phần rất lớn vào khủng hoảng tiền hôn nhân của các cặp đôi. Nhiều mối quan hệ trở nên tệ hơn rất nhiều do những mâu thuẫn phát sinh vì chuẩn bị đám cưới. Bạn nên tạm nghỉ và tìm cách xả stress trong thời gian chuẩn bị cưới để cho mình thời gian suy nghĩ thấu đáo vấn đề. Đầu tiên, nó có thể làm giảm căng thẳng của bạn rất nhiều. Thứ hai, điều này cũng sẽ giúp bạn tách biệt những nghi ngờ của mình khỏi các vấn đề hậu cần đám cưới. Bạn cũng có thể hoãn đám cưới nếu cần. Tiến từng bước từ tốn sẽ tốt hơn đưa ra những quyết định mà bạn không chắc chắn.

Thảo luận với bạn đời tương lai
Bạn nên trao đổi với người bạn đời tương lai của mình - Pinterest
Bạn nên trao đổi với người bạn đời tương lai của mình

Mặc dù việc phải lắng nghe những nghi ngờ và sợ hãi của bạn về tương lai chung không hề dễ dàng, bạn vẫn nên cởi mở về các vấn đề của mình với bạn đời tương lai. Giao tiếp luôn là chìa khóa của các mối quan hệ thành công. Cả hai bạn có thể ngồi xuống một cách bình tĩnh và bày tỏ những mối băn khoăn  mà bạn đang gặp phải với nhau. Anh/ cô ấy có thể cho bạn sự đảm bảo mà bạn đang tìm kiếm hoặc giúp bạn xác nhận suy nghĩ của mình. Khi các bạn đang hướng tới một cuộc sống chung, vượt qua cuộc khủng hoảng đầu tiên này là một bước quan trọng cần thiết cho mối quan hệ lâu dài.

Tham khảo ý kiến từ gia đình và bạn bè

Gia đình và bạn bè là những người đã quan sát cuộc sống của bạn từ lâu. Họ cũng là những đồng minh không điều kiện của bạn. Nếu bạn đang đấu tranh tư tưởng về đám cưới của mình, hãy hỏi thêm ý kiến ​​của họ. Có thể họ đã nhìn thấy những phản ứng tương tự của bạn trong những mối quan hệ trước? Hay họ có thể giúp bạn thêm niềm tin vào vị hôn phu của mình? Hoặc họ cũng có thể đã nhìn thấy những dấu hiệu cho thấy bạn đã bỏ qua. Ý kiến ​​của họ có thể giúp bạn suy nghĩ thấu đáo tình huống và đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Tìm trợ giúp từ chuyên gia

Bạn nên tham khảo ý kiến ​​của một chuyên gia như tư vấn tình cảm hoặc trị liệu tâm lý nếu tình hình của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể đến những cuộc hẹn này một mình hoặc với chồng / vợ tương lai của bạn. Các chuyên gia tư vấn thường có nhiều kinh nghiệm đối phó với các trường hợp tương tự. Họ sẽ cho bạn lời khuyên bổ ích về các giải quyết tình tình. Đồng thời, chuyên gia tâm lý cũng có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn công bằng của người thứ ba mà không có ràng buộc tình cảm với bạn hoặc hôn phu của bạn. Sự khách quan của họ rất quan trọng.

TIỆC CƯỚI NGOÀI TRỜI : TỪ CHI PHÍ ĐẾN CÁCH TỔ CHỨC? KẾ HOẠCH CƯỚI

TIỆC CƯỚI NGOÀI TRỜI : TỪ CHI PHÍ ĐẾN CÁCH TỔ CHỨC?

ĐỌC THÊM
Tôi có thể mặc đồ đen đến tham dự lễ cưới được không? KHÁCH MỜI

Tôi có thể mặc đồ đen đến tham dự lễ cưới được không?

ĐỌC THÊM
Danh Sách Các Chuyên Gia Trang Điểm Cho Đám Cưới Của Bạn - Hồ Chí Minh THỜI TRANG & LÀM ĐẸP

Danh Sách Các Chuyên Gia Trang Điểm Cho Đám Cưới Của Bạn - Hồ Chí Minh

ĐỌC THÊM
6 Mẹo Tiết Kiệm Chi Phí Địa Điểm Đám Cưới KẾ HOẠCH CƯỚI

6 Mẹo Tiết Kiệm Chi Phí Địa Điểm Đám Cưới

ĐỌC THÊM
8 Bí Quyết Giữ Lửa Chăn Gối Cho Cặp Đôi CẶP ĐÔI

8 Bí Quyết Giữ Lửa Chăn Gối Cho Cặp Đôi

ĐỌC THÊM
XU HƯỚNG VÁY CƯỚI 2023 THỜI TRANG & LÀM ĐẸP

XU HƯỚNG VÁY CƯỚI 2023

ĐỌC THÊM
Nên Cầu Hôn Khi Nào Và Ở Đâu? ĐÍNH HÔN

Nên Cầu Hôn Khi Nào Và Ở Đâu?

ĐỌC THÊM
Xưa và nay: Cô dâu Việt Nam mặc gì trong ngày trọng đại? THỜI TRANG & LÀM ĐẸP

Xưa và nay: Cô dâu Việt Nam mặc gì trong ngày trọng đại?

ĐỌC THÊM
v